Hiển thị các bài đăng có nhãn lãi suất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lãi suất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Danh sách ngân hàng trên địa bàn TP.HCM

DichVuVayVon.Org gửi xin gửi đến quý độc giả danh sách những ngân hàng trên địa bàn thành phố HCM để các bạn có thể tiện liên hệ vào giao dịch.

Danh sách ngân hàng được DichVuVayVon.Org  tổng hợp các nguồn dữ liệu trên Internet. Có gì chưa đúng mong các bạn thông cảm.

danh sách ngân hàng 
Ngân hàng nhà nước

DANH SÁCH NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM


Tên ngân hàngTên giao dịchTrang chủ



Ngân Hàng Chính Sách Nhà Nước



Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt NamVBSPvbsp.org.vn
Ngân hàng Phát triển Việt NamVDBvdb.gov.vn
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam
Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương1.112www.ccf.vn
Ngân hàng thương mại
Á ChâuACBacb.com.vn
Đại Á (sát nhập vào HDBank)Dai A Bankdaiabank.com.vn
Đông ÁDongA Bank, DABdongabank.com.vn
Đông Nam ÁSeABankseabank.com.vn
Đại DươngOceanbankoceanbank.vn
An BìnhABBankabbank.vn
Bắc ÁNASBank, NASBbaca-bank.vn
Ngân hàng Dầu khí toàn cầuGP.Bankgpbank.com.vn
Bản ViệtVIET CAPITAL BANK, VCCBvietcapitalbank.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt NamMaritime Bank, MSBmsb.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamTechcombanktechcombank.com.vn
Kiên LongKienLongBankkienlongbank.com
Nam ÁNam A Banknamabank.com.vn
Nam ViệtNaViBanknavibank.com.vn
Việt Nam Thịnh VượngVPBankvpb.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí MinhHDBankhdbank.com.vn
Phương NamSouthern Bank, PNBhttp://www.southernbank.com.vn/
Phương ĐôngOrient Commercial Bank,OCBocb.com.vn
Ngân hàng TMCP Quân ĐộiMilitary Bank, MB,http://www.mbbank.com.vn
Đại chúngPVcom Bankhttp://www.pvcombank.com.vn
Quốc tếVIBBank, VIBhttp://www.vib.com.vn
Sài GònSài Gòn, SCBhttp://www.scb.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công ThươngSaigonbanksaigonbank.com.vn
Sài Gòn-Hà NộiSHBank, SHBshb.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínSacombankhttp://www.sacombank.com.vn/
Việt ÁVietABank, VABhttp://www.vietabank.com.vn/
Bảo ViệtBaoVietBank, BVBhttp://www.baovietbank.vn
Việt Nam Thương TínVietBankhttp://www.vietbank.com.vn
Xăng dầu PetrolimexPetrolimex Group Bank, PG Bankhttp://www.pgbank.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt NamEximbank, EIBhttp://www.eximbank.com.vn
Bưu Điện Liên ViệtLienVietPostBankhttp://www.lienvietpostbank.com.vn
Tiên PhongTienPhongBankhttp://www.tpb.vn
Ngoại thươngVietcombankvietcombank.com.vn
Phát Triển Mê KôngMDBmdb.com.vn
Ngân hàng Xây dựng Việt NamVNCBhttp://www.vncb.vn/
Ngân hàng Công Thương Việt NamVietinbankhttp://vietinbank.vn/
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamBIDVhttp://bidv.com.vn//
Nông nghiệpAgribankhttp://agribank.com.vn//
Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu LongMHBhttp://mhb.com.vn/



Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam



ANZ Việt NamAustralia And Newzealand Bankhttp://www.anz.com/vietnam/vn/
Deutsche Bank Việt NamDeutsche Bank AG, Vietnamhttp://www.db.com/vietnam/
Ngân hàng Citibank Việt NamCitibankhttp://www.citibank.com.vn/
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)HSBChttp://www.hsbc.com.vn
Standard CharteredStandard Chartered Bank

(Vietnam) Limited, Standard Chartered
http://www.standardchartered.com/vn/vn/
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt NamShinhan Vietnam Bank Limited – SHBVNhttp://www.shinhan.com.vn/
Ngân hàng Hong Leong Việt NamHong Leong Bank Vietnam Limited – HLBVNhttp://www.hlb.com.my/vn/
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển CampuchiaBIDChttp://www.bidc.vn/
Crédit AgricoleCa-CIBhttp://www.ca-cib.com/global-presence/vietnam.htm
Mizuho

Tokyo-Mitsubishi UFJ

Sumitomo Mitsui Bank

Ngân hàng Commonwealth Bank tại Việt Nam
http://www.commbank.com.vn/
Ngân hàng United Overseas Bank tại Việt NamUOBhttp://www.uob.com.sg/
Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam



Ngân hàng TNHH IndovinaIVBhttp://www.indovinabank.com.vn/
Ngân hàng Việt – NgaVRBhttp://www.vrbank.com.vn/
Ngân hàng ShinhanVinaSVBhttp://www.shinhan.com.vn/
VID Public BankVID PBhttp://www.vidpublicbank.com.vn/
Ngân hàng Việt – TháiVSBhttp://vsb.com.vn/
Ngân hàng Việt – LàoLVBhttp://www.lao-vietbank.com/

Dịch Vụ Vay Vốn xin chân thành cảm ơn!


Công Ty Cổ Phần Đa Thức


Địa chỉ: 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM

Hotline:       Hot line            (Mr Vũ)




Danh sách ngân hàng trên địa bàn TP.HCM

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ

Đáp ứng sử dụng sản phẩm: Cá nhân kinh doanh tại các chợ (chợ loại 1 và chợ loại 2 theo phân loại chợ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), có nhu cầu vay vốn để kinh doanh thường xuyên tại chợ và được bảo đảm bằng TSBĐ là quyền TS phát sinh từ hợp đồng góp vốn/mua/
thuê điểm kinh doanh tại chợ hoặc tài sản khác..
Điều kiện vay vốn
  • Có độ tuổi ở thời điểm kết thúc thời hạn cho vay không quá 65 tuổi.
  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ghi rõ địa điểm kinh doanh tại chợ.
  • Đối với trường hợp TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/ mua/ thuê điểm kinh doanh tại chợ (ĐKDTC):
    • Là người trực tiếp ký hợp đồng góp vốn/ mua/ thuê ĐKDTC với Đơn vị quản lý chợ (ĐVQLC).
    • Chấp nhận nội dung hợp đồng liên kết giữa Vietinbank và ĐVQLC.
  • Có vốn tự có tối thiểu bằng 30% nhu cầu vốn thực hiện phương án.
  • Mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn hoặc ĐKDTC (nếu TSBĐ là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/thuê/mua ĐKDTC) trong trường hợp pháp luật quy định hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu. Trường hợp mua bảo hiểm thì ưu tiên mua tại công ty Bảo hiểm Bảo Ngân.
Biện pháp bảo đảm: Thế chấp quyền TS phát sinh từ hợp đồng góp vốn/mua/thuê điểm kinh doanh tại chợ hoặc TSBĐ khác.
Tiện ích sản phẩm
  • Đồng tiền cho vay: VNĐ;
  • Mức cho vay: Căn cứ nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, loại TSBĐ, giá trị TSBĐ và tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSBĐ theo quy định về bảo đảm tiền vay hiện hành của Vietinbank; khả năng nguồn vốn của Vietinbank:
    • Trường hợp dùng TSBĐ là quyền TS phát sinh từ hợp đồng góp vốn/mua/thuê ĐKDTC, mức cho vay tối đa 50% giá trị TSBĐ, nhưng không quá 200, 150, 100, 50, 20 triệu đồng tuỳ từng trường hợp.
  • Phương thức cho vay đa dạng: từng lần hoặc trả góp.
  • Thời hạn vay:
    • Đối với CV từng lần: Tối đa 12 tháng
    • Đối với CV trả góp: Tối đa 3 tháng. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn trả góp ổn định trong thời gian không quá 12 tháng, NHCV có thể ký HĐTD nguyên tắc xác định hạn mức cho vay trong thời gian không quá 12 tháng, HĐTD cụ thể ở từng lần rút tiền vay. Thời hạn HĐTD cụ thể không quá 3 tháng.
  • Phương thức trả nợ linh hoạt:
    • Đối với phương thức cho vay trả góp: Kỳ hạn trả nợ theo ngày/tuần (07 ngày)/tháng;
    • Đối với phương thức cho vay từng lần: Kỳ hạn trả nợ gốc xác định theo tuần (07 ngày)/tháng, kỳ hạn trả lãi trùng với kỳ hạn trả nợ gốc.
Lãi suất và phí
  • Lãi suất cho vay: áp dụng lãi suất thoả thuận, tuân thủ quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng do Vietinbank quy định trong từng thời kỳ.
  • Phí: thu theo biểu phí hiện hành của Vietinbank (nếu có).
Hồ sơ vay vốn
  • Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Vietinbank;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Hợp đồng góp vốn/mua/thuê điểm kinh doanh tại chợ;
  • Phương án SXKD và các tài liệu liên quan;
  • Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn thu nhập trả nợ

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Bí quyết vay tiền ngân hàng

Bi quyet vay tien ngan hang

Nếu từng làm hồ sơ vay vốn, ắt bạn sẽ bất ngờ nếu biết ngân hàng chỉ cần mất vài phút xử lý báo cáo tài chính là đã biết có cho vay hay không. Dù quyết định cuối cùng rõ ràng phải có nhiều phân tích nhiều hơn, nhưng chủ yếu chỉ để hợp thức hóa “mấy phút” kia thôi. Ba câu hỏi họ quan tậm là: (1) Bạn có trả nợ được không?; (2) Bạn có trả nợ không; và (3) Nếu bạn không trả được nợ thì sao?
Sự thật là ngân hàng không “đọc” báo cáo tài chính, ít nhất là ban đầu. Thay vào đó, bộ phận tín dụng sẽ đưa toàn bộ dữ liệu vào một chương trình tính toán các chỉ số dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối tài sản. Và chính những tỷ số ấy mới là yếu tố quyết định.
Vì thế nếu muốn vay được tiền, bạn phải hiểu được các tỷ số trên, chúng có ý nghĩa gì và làm thế nào để chúng “nhìn đẹp một chút”.
Bạn có trả nợ được không?
Tỷ số ngân hàng quan tâm nhất là “tỷ số thanh toán tiền mặt” (cash coverage ratio). Tỷ số này tính bằng cách cộng lãi sau thuế với khấu hao (các chi phí phi tiền mặt) rồi chia cho số tiền bạn phải thanh toán hàng năm nếu hồ sơ vay vốn được duyệt.
Theo ông Brett Mansfield, Phó Chủ tịch cao cấp bộ phận khách hàng doanh nghiệp của Union bank, tỷ số này nên từ 1,5 trở lên. Tức là nếu phải thanh toán 20.000USD/năm, dòng tiền ròng ít nhất phải là 30.000USD.
Các nguồn tiền thứ cấp, như thu nhập của vợ/chồng hoặc thu nhập khác của bản thân, có thể được tính tới nếu tính tỷ số thanh toán tiền mặt cho thấy doanh nghiệp không thể tự minh trả nợ. Nếu bạn có các nguồn trên, nên cho ngân hàng biết.
Bạn có trả nợ không?
Trước kia bạn xử lý nợ nần thế nào là chỉ báo tốt cho việc sắp tới bạn xử lý ra làm sao. Điểm tín dụng của doanh nghiệp và chính bản thân bạn sẽ ảnh hưởng lớn tới câu hỏi này, nhưng “tỷ lệ nợ trên tài sản ròng” (debt to worth ration) cũng rất quan trọng. Nó cho ngân hàng biết bao nhiêu rủi ro là thuộc về bạn. Nếu tiền của bạn chủ yếu là đi vay, bạn sẽ bị coi là “có rủi ro cao”.
Tỷ số nợ trên tài sản ròng tính rất dễ, chỉ cần lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu là xong.
Union Bank và các ngân hàng khác sẽ muốn thấy tỷ số này không lớn hơn 3 tới 4 lần. Vì thế nếu vốn bạn có 50.000USD, bạn không nên nợ nhiều hơn 150.000 tới 200.000USD.
Ngoài ra, nên cho ngân hàng biết bạn có nợ của bạn bè hay người thân không. Nếu ông bác của bạn đồng ý để bạn trả nợ ngân hàng trước khi trả nợ ông, ngân hàng sẽ coi số tiền bạn nợ bác là vốn chứ không phải là nợ. Nhờ thế mà tỷ số nợ trên tài sàn ròng của bạn có thể cải thiện rất nhiều.
Nếu bạn không trả được nợ thì sao?
Trong trường hợp xấu nhất, ngân hàng muốn biết có tài sản hữu hình nào có thể thanh lý được để trả nợ hay không. Phần lớn các khoản vay có giá trị dưới 50.000USD đều được bảo đảm bằng tài sản hữu hình với giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay.
Ví dụ như tháng trước bạn mua một cái máy giá 75.000USD nhưng giờ ngân hàng chỉ cho bạn vay có 40.000USD thôi. Vì sao lại thế? Nguyên nhân là nếu phải bán, hiếm khi ngân hàng bán được giá gốc. Sau đây là tỷ lệ giữa số tiền bạn vay được với giá trị sổ sách của tài sản:
Khoản phải thu:20-85% Hàng tồn kho:10-80% Công cụ - Dụng cụ:10-80% Bất động sản (nhà ở hoặc cho thuê):50-90% Tiền mặt/ đầu tư:50-90%
Tài sản đảm bảo của bạn được định giá cao hay thấp là tùy vào chất lượng và tính thanh khoản của chúng. Với khoản phải thu, chất lượng khách hàng của bạn, xếp hạng tín dụng và lịch sử thanh toán của họ sẽ quyết định giá trị tài sản đảm bảo. Với hàng tồn kho lại phụ thuộc vào việc nó là gì, ở đâu, sản xuất được bao lâu rồi và liệu có ai muốn mua không. Tác giả bài viết từng làm việc cho một ngân hàng ăn trái đắng khi doanh nghiệp bất ngờ đóng cửa và tài sản bảo đảm hóa ra toàn hàng hết đát.
Bạn nên chứng minh tài sản đảm bảo của mình có tính thanh khoản cao. Ông Mansfield nói thêm các tỷ số này không “cứng”, tức là nếu tỷ số nợ trên thu nhập ròng có hơi kém một chút mà dòng tiền rất tốt thì cũng không sao.
Quyết định cho vay cuối cùng sẽ tính tới nhiều yếu tố, cả tài chính lẫn phi tài chính, nhưng với ngân hàng, các tỷ số trên là thứ đầu tiên họ quan tâm. Nếu chúng “ổn”, có khi ngân hàng chả buồn đọc thêm gì trong hồ sơ vay vốn của bạn.
Minh Tuấn

Hỗ trợ vay vốn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0906 245 945
Email: VayTheChapNganHang@gmail.com