Hiển thị các bài đăng có nhãn vay vốn ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay vốn ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Vay tài chính và những điều doanh nghiệp cần biết

Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu.


Vậy thật ra thuê tài chính khác gì với thuê thông thường mà nó lại có khả năng là một kênh tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp?
Chúng ta biết rằng khi doanh nghiệp cần mua sắm trang thiết bị sản xuất có thể sử dụng hình thức thuê tài sản. Nếu hợp đồng thuê tài sản gần như kéo dài suốt vòng đời hữu ích của nó và không thể hủy ngang hoặc chỉ được hủy ngang khi doanh nghiệp đã bồi thường thỏa đáng cho bên cho thuê thì gọi là thuê tài chính. Ngược lại, thuê tài sản trong thời gian ngắn, và có thể hủy ngang tùy theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp đi thuê gọi là thuê hoạt động (thuê thông thường).

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện:

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.

-  Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;

- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;

-  Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Do đó cho thuê tài chính thực ra là một hình thức cấp tín dụng. Khi một hợp đồng thuê tài chính được ký kết, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được cấp một khoản vốn. Khoản vốn này có được do doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua tài sản mà vẫn có tài sản sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì đáng lẽ ra, có thể doanh nghiệp đã phải đi vay một số vốn tương đương giá trị tài sản trong hợp đồng thuê trả cho công ty cho thuê tài chính bao gồm cả vốn gốc và lãi.





Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Giúp Doanh nghiệp nhỏ tiếp cận vốn vay


Tại cuộc tọa đàm “Làm thế nào để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả” do Hội DN trẻ TP.HCM vừa tổ chức, nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa (DNNVV) đã tỏ ra khá bức xúc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng ở bối cảnh thị trường hiện nay. Tuy nhiên, giới ngân hàng cho rằng, việc tiếp cận vốn vay cũng không quá khó, nếu DN hiểu rõ và nắm bắt được điều kiện mà ngân hàng cần.

Ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nhựa và In Phú Thịnh cho biết, là DNNVV nên việc tiếp cận vốn ngân hàng rất khó khăn, song do nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động và mong muốn được sử dụng nguồn vốn ngân hàng, Công ty nhiều lần tìm đến ngân hàng, nhưng đều bị từ chối.

Hiện nguồn vốn lưu động của Công ty đều do tự phải xoay sở bằng cách vay từ tín dụng ngoài ngân hàng. Lãi vay phải trả lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, dẫn đến chi phí hoạt động tăng, lãi giảm.

Cũng theo ông Phong, các ngân hàng cần có chính sách “mở” hơn trong việc xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng, nhất là yếu tố tài sản đảm bảo. Có như vậy mới giúp DNNVV có thêm điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng.

“Thực tế hiện nay, trong các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra, tài sản đảm bảo luôn là yếu tố đòi hỏi đầu tiên, vì thế rất khó khăn cho DNNVV”, ông Phong nói.

Tổng giám đốc một DNNVV khác cũng đưa ra kiến nghị, các ngân hàng cần có cái nhìn khác về đối tượng khách hàng là DNNVV để tạo điều kiện tốt hơn cho họ vay vốn. Theo vị tổng giám đốc này, Công ty ông hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu rau củ quả tại quận Thủ Đức (TP.HCM), đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và có nguồn thu từ xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật, châu Âu, với doanh số xuất khẩu trong năm 2010 dự kiến đạt 10 triệu USD.

Nhu cầu vốn lưu động của Công ty luôn cần đến sự hỗ trợ của ngân hàng. Trước áp lực lãi vay tiền đồng tăng, DN trên đã chuyển sang vay USD, nhằm tiết giảm chi phí hoạt động. “Hiện lãi suất vay vốn bằng USD chỉ khoảng 4 - 5%/năm, trong khi vay VND lên đến 15 - 16%/năm. Mặt khác, chúng tôi là DN xuất khẩu, nên có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay. Thế nhưng, khi tiếp cận Ngân hàng ACB Chi nhánh Thủ Đức lại bị ngân hàng từ chối”, vị Tổng giám đốc này nói.



Trả lời bức xúc khó tiếp cận vốn vay của DN, ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, với chi phí đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và sản phẩm được xuất khẩu qua hai thị trường khá tốt, DN trên đủ điều kiện để vay vốn bằng USD. Vì thế, ACB sẽ xem xét lại trường hợp này và đề nghị khách hàng liên hệ với Chi nhánh ACB tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) để được hỗ trợ vay vốn bằng ngoại tệ.

Cũng theo đánh giá của ông Toàn, với các đối tượng DNNVV khi có nhu cầu vốn, nên tiếp cận các chi nhánh hoặc điểm giao dịch quy mô nhỏ và vừa của ngân hàng, thay vì cứ đến hội sở hoặc điểm giao dịch lớn, vì thông thường, tại các điểm giao dịch nhỏ, khách hàng có khoản vốn vay vừa phải sẽ được tư vấn và chăm sóc tốt hơn.
Tuy nhiên, ông Toàn cho biết, để được xét duyệt hồ sơ tín dụng cấp vốn vay, các DNNVV cần chú trọng 4 điều kiện tín dụng: kinh nghiệp và nhân thân; ngành, lĩnh vực hoạt động; dòng tiền của DN; tài sản đảm bảo của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay.

“Tại ACB, nếu nhân viên tín dụng hoặc chi nhánh nào để nợ quá hạn lên 5% sẽ không được nhận các khoản tiền thưởng trong năm. Đồng thời, nợ quá hạn tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Từ đó, chi phí trong hoạt động đội lên, do đó việc đòi hỏi DN phải đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng cũng chính là áp lực giúp khách hàng trả được nợ vay và trả đúng hạn”, ông Toàn nói.

Theo đánh giá của ông Toàn, khả năng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ tiếp tục giảm thêm 1 - 1,5% trong 2 tháng tới và ổn định đến hết quý II hoặc quý III/2010. Vì thế, các DN có phương án sản xuất, kinh doanh và đáp ứng đủ điều kiện tín dụng nên mạnh dạn tiếp cận vốn vay. Trong đó, các DN có nguồn thu ngoại tệ thì nên vay bằng USD. Song để tránh rủi ro, DN phải theo dõi sát diễn biến thị trường để khi cần thiết có thể chuyển sang vay bằng VND, vì hiện các ngân hàng đã triển khai sản phẩm chuyển đổi này.



Hỗ trợ vay vốn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0906 245 945
Email: VayTheChapNganHang@gmail.com 


Thống đốc ngân hàng: “Doanh nghiệp yếu một tí cũng được vay”


Ông Nguyễn Văn Bình nói: “Mô hình ở TP. Hồ Chí Minh rất hiệu quả và sẽ được nhân rộng. Tôi khẳng định nếu có doanh nghiệp nào, thậm chí hơi yếu một tí cũng được, có nhu cầu vay vốn cứ gọi điện cho tôi. Tôi sẽ chỉ đạo ngân hàng cho vay”.

Với gần 2 giờ đồng hồ trả lời trước Quốc hội (QH) vào sáng nay 13.11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã lần lượt đề cập đến nhiều vấn đề nóng như: khó tiếp cận vốn, nợ xấu ngân hàng, độc quyền thị trường vàng...vv
Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trả lời chất vấn

Trước những chất vấn của đại biểu quốc hội (ĐBQH) sáng 13.11 về việc doanh nghiệp (DN) còn khó tiếp cận vốn, Thống đốc khẳng định doanh nghiệp cứ đến gặp ông sẽ được giải quyết vay vốn.

"Nếu doanh nghiệp khó khăn khi vay vốn cứ điện cho tôi"

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay doanh nghiệp phản ánh tình trạng khó vay vốn ngân hàng nhưng lại có nhiều tổng giám đốc ngân hàng gọi điện cho ông phàn nàn: “Giờ phải đốt đuốc đi tìm doanh nghiệp để cho vay”.
“Tôi làm ngân hàng 30 năm nay, cha mẹ tôi cũng làm ngân hàng. Trước đây có tình trạng dịp lễ tết, doanh nghiệp phải có quà gửi cho ngân hàng nhưng trong dịp tín dụng tăng trưởng nóng thì tình hình ngược lại”, ông Bình chia sẻ.
Người đứng đầu Ngân hàng nhà nước cho biết vừa qua, ngành ngân hàng đã dành ra 2.500 tỉ đồng để cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Thậm chí ở TP.HCM, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại xuống từng quận, từng huyện để tìm hiểu khó khăn cụ thể của doanh nghiệp, để từ đó cho vay.