Tại cuộc tọa đàm “Làm thế nào để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả” do Hội DN trẻ TP.HCM vừa tổ chức, nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa (DNNVV) đã tỏ ra khá bức xúc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng ở bối cảnh thị trường hiện nay. Tuy nhiên, giới ngân hàng cho rằng, việc tiếp cận vốn vay cũng không quá khó, nếu DN hiểu rõ và nắm bắt được điều kiện mà ngân hàng cần.
Ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nhựa và In Phú Thịnh cho biết, là DNNVV nên việc tiếp cận vốn ngân hàng rất khó khăn, song do nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động và mong muốn được sử dụng nguồn vốn ngân hàng, Công ty nhiều lần tìm đến ngân hàng, nhưng đều bị từ chối.
Hiện nguồn vốn lưu động của Công ty đều do tự phải xoay sở bằng cách vay từ tín dụng ngoài ngân hàng. Lãi vay phải trả lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, dẫn đến chi phí hoạt động tăng, lãi giảm.
Cũng theo ông Phong, các ngân hàng cần có chính sách “mở” hơn trong việc xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng, nhất là yếu tố tài sản đảm bảo. Có như vậy mới giúp DNNVV có thêm điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng.
“Thực tế hiện nay, trong các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra, tài sản đảm bảo luôn là yếu tố đòi hỏi đầu tiên, vì thế rất khó khăn cho DNNVV”, ông Phong nói.
Tổng giám đốc một DNNVV khác cũng đưa ra kiến nghị, các ngân hàng cần có cái nhìn khác về đối tượng khách hàng là DNNVV để tạo điều kiện tốt hơn cho họ vay vốn. Theo vị tổng giám đốc này, Công ty ông hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu rau củ quả tại quận Thủ Đức (TP.HCM), đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và có nguồn thu từ xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật, châu Âu, với doanh số xuất khẩu trong năm 2010 dự kiến đạt 10 triệu USD.
Nhu cầu vốn lưu động của Công ty luôn cần đến sự hỗ trợ của ngân hàng. Trước áp lực lãi vay tiền đồng tăng, DN trên đã chuyển sang vay USD, nhằm tiết giảm chi phí hoạt động. “Hiện lãi suất vay vốn bằng USD chỉ khoảng 4 - 5%/năm, trong khi vay VND lên đến 15 - 16%/năm. Mặt khác, chúng tôi là DN xuất khẩu, nên có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay. Thế nhưng, khi tiếp cận Ngân hàng ACB Chi nhánh Thủ Đức lại bị ngân hàng từ chối”, vị Tổng giám đốc này nói.
Trả lời bức xúc khó tiếp cận vốn vay của DN, ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, với chi phí đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và sản phẩm được xuất khẩu qua hai thị trường khá tốt, DN trên đủ điều kiện để vay vốn bằng USD. Vì thế, ACB sẽ xem xét lại trường hợp này và đề nghị khách hàng liên hệ với Chi nhánh ACB tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) để được hỗ trợ vay vốn bằng ngoại tệ.
Cũng theo đánh giá của ông Toàn, với các đối tượng DNNVV khi có nhu cầu vốn, nên tiếp cận các chi nhánh hoặc điểm giao dịch quy mô nhỏ và vừa của ngân hàng, thay vì cứ đến hội sở hoặc điểm giao dịch lớn, vì thông thường, tại các điểm giao dịch nhỏ, khách hàng có khoản vốn vay vừa phải sẽ được tư vấn và chăm sóc tốt hơn.
Tuy nhiên, ông Toàn cho biết, để được xét duyệt hồ sơ tín dụng cấp vốn vay, các DNNVV cần chú trọng 4 điều kiện tín dụng: kinh nghiệp và nhân thân; ngành, lĩnh vực hoạt động; dòng tiền của DN; tài sản đảm bảo của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay.
“Tại ACB, nếu nhân viên tín dụng hoặc chi nhánh nào để nợ quá hạn lên 5% sẽ không được nhận các khoản tiền thưởng trong năm. Đồng thời, nợ quá hạn tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Từ đó, chi phí trong hoạt động đội lên, do đó việc đòi hỏi DN phải đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng cũng chính là áp lực giúp khách hàng trả được nợ vay và trả đúng hạn”, ông Toàn nói.
Theo đánh giá của ông Toàn, khả năng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ tiếp tục giảm thêm 1 - 1,5% trong 2 tháng tới và ổn định đến hết quý II hoặc quý III/2010. Vì thế, các DN có phương án sản xuất, kinh doanh và đáp ứng đủ điều kiện tín dụng nên mạnh dạn tiếp cận vốn vay. Trong đó, các DN có nguồn thu ngoại tệ thì nên vay bằng USD. Song để tránh rủi ro, DN phải theo dõi sát diễn biến thị trường để khi cần thiết có thể chuyển sang vay bằng VND, vì hiện các ngân hàng đã triển khai sản phẩm chuyển đổi này.
Hiện nguồn vốn lưu động của Công ty đều do tự phải xoay sở bằng cách vay từ tín dụng ngoài ngân hàng. Lãi vay phải trả lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, dẫn đến chi phí hoạt động tăng, lãi giảm.
Cũng theo ông Phong, các ngân hàng cần có chính sách “mở” hơn trong việc xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng, nhất là yếu tố tài sản đảm bảo. Có như vậy mới giúp DNNVV có thêm điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng.
“Thực tế hiện nay, trong các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra, tài sản đảm bảo luôn là yếu tố đòi hỏi đầu tiên, vì thế rất khó khăn cho DNNVV”, ông Phong nói.
Tổng giám đốc một DNNVV khác cũng đưa ra kiến nghị, các ngân hàng cần có cái nhìn khác về đối tượng khách hàng là DNNVV để tạo điều kiện tốt hơn cho họ vay vốn. Theo vị tổng giám đốc này, Công ty ông hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu rau củ quả tại quận Thủ Đức (TP.HCM), đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và có nguồn thu từ xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật, châu Âu, với doanh số xuất khẩu trong năm 2010 dự kiến đạt 10 triệu USD.
Nhu cầu vốn lưu động của Công ty luôn cần đến sự hỗ trợ của ngân hàng. Trước áp lực lãi vay tiền đồng tăng, DN trên đã chuyển sang vay USD, nhằm tiết giảm chi phí hoạt động. “Hiện lãi suất vay vốn bằng USD chỉ khoảng 4 - 5%/năm, trong khi vay VND lên đến 15 - 16%/năm. Mặt khác, chúng tôi là DN xuất khẩu, nên có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay. Thế nhưng, khi tiếp cận Ngân hàng ACB Chi nhánh Thủ Đức lại bị ngân hàng từ chối”, vị Tổng giám đốc này nói.
Trả lời bức xúc khó tiếp cận vốn vay của DN, ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, với chi phí đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và sản phẩm được xuất khẩu qua hai thị trường khá tốt, DN trên đủ điều kiện để vay vốn bằng USD. Vì thế, ACB sẽ xem xét lại trường hợp này và đề nghị khách hàng liên hệ với Chi nhánh ACB tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) để được hỗ trợ vay vốn bằng ngoại tệ.
Cũng theo đánh giá của ông Toàn, với các đối tượng DNNVV khi có nhu cầu vốn, nên tiếp cận các chi nhánh hoặc điểm giao dịch quy mô nhỏ và vừa của ngân hàng, thay vì cứ đến hội sở hoặc điểm giao dịch lớn, vì thông thường, tại các điểm giao dịch nhỏ, khách hàng có khoản vốn vay vừa phải sẽ được tư vấn và chăm sóc tốt hơn.
Tuy nhiên, ông Toàn cho biết, để được xét duyệt hồ sơ tín dụng cấp vốn vay, các DNNVV cần chú trọng 4 điều kiện tín dụng: kinh nghiệp và nhân thân; ngành, lĩnh vực hoạt động; dòng tiền của DN; tài sản đảm bảo của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay.
“Tại ACB, nếu nhân viên tín dụng hoặc chi nhánh nào để nợ quá hạn lên 5% sẽ không được nhận các khoản tiền thưởng trong năm. Đồng thời, nợ quá hạn tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Từ đó, chi phí trong hoạt động đội lên, do đó việc đòi hỏi DN phải đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng cũng chính là áp lực giúp khách hàng trả được nợ vay và trả đúng hạn”, ông Toàn nói.
Theo đánh giá của ông Toàn, khả năng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ tiếp tục giảm thêm 1 - 1,5% trong 2 tháng tới và ổn định đến hết quý II hoặc quý III/2010. Vì thế, các DN có phương án sản xuất, kinh doanh và đáp ứng đủ điều kiện tín dụng nên mạnh dạn tiếp cận vốn vay. Trong đó, các DN có nguồn thu ngoại tệ thì nên vay bằng USD. Song để tránh rủi ro, DN phải theo dõi sát diễn biến thị trường để khi cần thiết có thể chuyển sang vay bằng VND, vì hiện các ngân hàng đã triển khai sản phẩm chuyển đổi này.
Hỗ trợ vay vốn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0906 245 945
Email: VayTheChapNganHang@gmail.com