Hiển thị các bài đăng có nhãn vay vốn thế chấp ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay vốn thế chấp ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Vay tiền ngân hàng bỏ của thế chấp chạy lấy người


Nhiều nhà đầu tư cho biết để thoát khỏi áp lực trả nợ vay ngân hàng, họ đã chấp nhận bỏ tài sản là bất động sản đang thế chấp ngân hàng.

vay the chap ngan hang
 Điều này lý giải việc nợ xấu, nợ khó đòi các ngân hàng ngày một chất cao như núi.

Trong giai đoạn thị trường bất động sản sốt nóng, nhiều nhà đầu tư bất động sản đã mang rất nhiều tài sản là bất động sản để thế chấp cho ngân hàng. Thời điểm đó, các ngân hàng đa phần đều thẩm định cho vay với hạn mức rất cao khoảng 70% giá trị tài sản.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm thị trường lao dốc, giá bất động sản sụt giảm mạnh ở mức 30-50% thậm chí nhiều dự án mức giảm chiếm 60% và không có thanh khoản. Nhiều nhà đầu tư không chịu nổi áp lực vay đã buộc phải bán tháo với mức giá rẻ để trả nợ ngân hàng. Thế nhưng, không phải ai cũng may nắm thoát được hàng. Nhiều người còn mắc lại tiếp tục gánh trên vai gánh nặng nợ nần.

Chị N. T.H (nhà đầu tư) cho biết, đầu năm 2012 chị thế chấp ngôi nhà mặt đường phố Quang Trung (Hà Đông) để vay vốn ngân hàng đầu tư bất động sản. Lúc đó, ngân hàng thẩm định căn nhà chị có trị giá khoảng 14 tỷ đồng và ngân hàng đã giải ngân cho chị khoản vay tương đương 70% giá trị ngôi nhà, lãi suất 18%/năm. Với số tiền vay ngân hàng gần 10 tỷ đồng, chị đầu tư mua đất dự án. Thế nhưng, hơn 1 năm nay, giá đất sụt giảm quá mạnh và không tìm được người mua mặc dù chị chấp nhận bán rẻ hơn so với thị trường rất nhiều. Hàng tháng, khoảng lãi vay ngân hàng cộng cả tiền gốc hàng tháng đến hẹn phải trả khiến cho hai vợ chồng chị phải mất ăn mất ngủ. Cực chẳng đã, chị H đành phải đánh tháo ngân hàng, chấp nhận bỏ luôn căn nhà đang thế chấp để thoát khỏi áp lực trả nợ.

Lý do chị H đưa ra quyết định này là bởi với khoản vay 10 tỷ đồng đó mỗi tháng vợ chồng chị trả vài trăm triệu đồng cả gốc lẫn lãi trong bối cảnh này xoay sở đâu ra được tiền. Thêm vào đó, giá trị căn nhà chị thế chấp cho ngân hàng hiện giờ đã giảm thấp hơn cả giá trị ngân hàng thẩm định. Vì vậy, giả dụ có lấy được căn nhà đó về cũng không thể bán bằng giá ngân hàng đưa ra trước đó. Do vậy, chị chấp nhận bỏ của chạy.

Theo chị H, có rất nhiều nhà đầu tư bất động sản đã lựa chọn cách làm như vậy để thoát khỏi áp lực trả nợ vay ngân hàng. “Với tình hình khó khăn như hiện nay, để bất động sản khởi sắc trở lại cũng phải 2 năm nữa, nếu cứ ôm mãi khoản nợ ngân hàng này chắc có lẽ tôi không thể chịu nổi. Chấp nhận tháo chạy cho nhẹ đầu” chị H nói.

Một chuyên gia ngân hàng cho biết, hiện tượng này xảy ra khá phổ biến tại rất nhiều ngân hàng thương mại. Trong trường hợp, người vay tiền chấp nhận mất tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ phải làm thủ tục phát mãi tài sản. Tuy nhiên, khi giá đất giảm quá mạnh, để thu được tiền về, liệu có mấy ngân hàng chấp nhận bán dưới giá thành.

Thực tế, từ giữa năm 2012, nhiều ngân hàng đã bắt đầu ồ ạt chào bán phát mãi tài sản là bất động sản với đủ mức giá khác nhau từ 3-4 tỷđồng cho đến 30-40 tỷ đồng. Tuy nhiên, để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu không phải là dễ dàng vì khó tìm được khách mua. Theo nhận định của giới đầu tư, sang năm 2013 làn sóng phát mại các bất động sản sẽ tiếp tục tăng mạnh trong đó chủ yếu là các ngân hàng do vậy mà giá nhà sẽ tiếp tục phải giảm thêm.


Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Lợi ích của doanh nghiệp khi vay tài chính

Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo ( thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên.

Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì vẫn có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất  kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản.

Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.

Bên cạnh đó một ưu điểm vô cùng quan trọng nữa của hình thức cho thuê tài chính đó là lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế.




Hỗ trợ vay vốn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0907 625 613 
Email: VayTheChapNganHang@gmail.com


Click ngay để biết thêm chi tiết:


Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

MB-hợp nhất: LNST giảm 60% trong quý IV/2012, chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt


Tăng trưởng tín dụng của MB năm 2012 đạt 26,1%. Tỷ lệ nợ xấu là 1,85%, trong đó nợ nghi ngờ tăng gần gấp 4 lần so với cuối năm 2011.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – mã ck MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2012.
Theo đó, thu nhập lãi thuần quý IV/2012 đạt 1.777,8 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 33,5% lên 267,7 tỷ đồng.
Hoạt động ngoại hối quý IV năm 2012 lỗ hơn 31,2 tỷ, trong khi cùng kỳ năm trước đó lãi 82,3 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn lãi thuần hơn 343 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2011 lỗ 192,5 tỷ. Các hoạt động kinh doanh khác giúp ngân hàng có lãi thuần hơn 70 tỷ, so với mức lỗ gần 311,7 tỷ trong quý 4/2011.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.440,9 tỷ đồng, tăng 135,5% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, ngân hàng phải trích lập dự phòng quá nhiều, lên tới 1.076,3 tỷ đồng trong quý cuối năm 2012 (riêng dự phòng cho vay khách hàng chiếm 925 tỷ), khiến cho lợi nhuận sau trích lập giảm manh tới 57% xuống còn 364,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng quý 4/2012 giảm 60% so với cùng kỳ năm 2011, chỉ đạt 271,1 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm, MB phải trích lập dự phòng rủi ro hơn 2.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với mức trích lập năm 2011. Lợi nhuận trước thuế tuy nhiên vẫn tăng 16,5% và đạt 3.090 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế tăng gần 8,7% lên 2.311,1 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2012, MB có 42.823,1 tỷ đồng gửi và cho vay các TCTD khác, gửi tại NHNN 6.329 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 26,1% so với cuối năm 2011 lên 73.912 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng rủi ro).
MB-hợp nhất: LNST giảm 60% trong quý IV/2012, chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt (1)
Nợ xấu của MB tại thời điểm cuối 2012 so với cuối 2011 (ĐVT: tỷ đồng)

Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh thì nợ xấu của MB cũng có diễn biến tương tự. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2012 là 1,85%, so với 1,61% cuối năm 2011. Trong nhóm nợ xấu thì nợ dưới tiêu chuẩn giảm nhẹ, nợ có khả năng mất vốn tăng 23% còn nợ nghi ngờ tăng gần gấp 4 lần.
Cũng tại thời điểm cuối 2012, MB có 117.747,4 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng, tăng 31,5% so với cuối năm 2011. Các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 14,4% lên 30.512,1 tỷ đồng.


Giúp Doanh nghiệp nhỏ tiếp cận vốn vay


Tại cuộc tọa đàm “Làm thế nào để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả” do Hội DN trẻ TP.HCM vừa tổ chức, nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa (DNNVV) đã tỏ ra khá bức xúc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng ở bối cảnh thị trường hiện nay. Tuy nhiên, giới ngân hàng cho rằng, việc tiếp cận vốn vay cũng không quá khó, nếu DN hiểu rõ và nắm bắt được điều kiện mà ngân hàng cần.

Ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nhựa và In Phú Thịnh cho biết, là DNNVV nên việc tiếp cận vốn ngân hàng rất khó khăn, song do nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động và mong muốn được sử dụng nguồn vốn ngân hàng, Công ty nhiều lần tìm đến ngân hàng, nhưng đều bị từ chối.

Hiện nguồn vốn lưu động của Công ty đều do tự phải xoay sở bằng cách vay từ tín dụng ngoài ngân hàng. Lãi vay phải trả lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, dẫn đến chi phí hoạt động tăng, lãi giảm.

Cũng theo ông Phong, các ngân hàng cần có chính sách “mở” hơn trong việc xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng, nhất là yếu tố tài sản đảm bảo. Có như vậy mới giúp DNNVV có thêm điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng.

“Thực tế hiện nay, trong các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra, tài sản đảm bảo luôn là yếu tố đòi hỏi đầu tiên, vì thế rất khó khăn cho DNNVV”, ông Phong nói.

Tổng giám đốc một DNNVV khác cũng đưa ra kiến nghị, các ngân hàng cần có cái nhìn khác về đối tượng khách hàng là DNNVV để tạo điều kiện tốt hơn cho họ vay vốn. Theo vị tổng giám đốc này, Công ty ông hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu rau củ quả tại quận Thủ Đức (TP.HCM), đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và có nguồn thu từ xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật, châu Âu, với doanh số xuất khẩu trong năm 2010 dự kiến đạt 10 triệu USD.

Nhu cầu vốn lưu động của Công ty luôn cần đến sự hỗ trợ của ngân hàng. Trước áp lực lãi vay tiền đồng tăng, DN trên đã chuyển sang vay USD, nhằm tiết giảm chi phí hoạt động. “Hiện lãi suất vay vốn bằng USD chỉ khoảng 4 - 5%/năm, trong khi vay VND lên đến 15 - 16%/năm. Mặt khác, chúng tôi là DN xuất khẩu, nên có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay. Thế nhưng, khi tiếp cận Ngân hàng ACB Chi nhánh Thủ Đức lại bị ngân hàng từ chối”, vị Tổng giám đốc này nói.



Trả lời bức xúc khó tiếp cận vốn vay của DN, ông Đỗ Minh Toàn, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, với chi phí đầu tư máy móc lên đến 5 tỷ đồng và sản phẩm được xuất khẩu qua hai thị trường khá tốt, DN trên đủ điều kiện để vay vốn bằng USD. Vì thế, ACB sẽ xem xét lại trường hợp này và đề nghị khách hàng liên hệ với Chi nhánh ACB tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) để được hỗ trợ vay vốn bằng ngoại tệ.

Cũng theo đánh giá của ông Toàn, với các đối tượng DNNVV khi có nhu cầu vốn, nên tiếp cận các chi nhánh hoặc điểm giao dịch quy mô nhỏ và vừa của ngân hàng, thay vì cứ đến hội sở hoặc điểm giao dịch lớn, vì thông thường, tại các điểm giao dịch nhỏ, khách hàng có khoản vốn vay vừa phải sẽ được tư vấn và chăm sóc tốt hơn.
Tuy nhiên, ông Toàn cho biết, để được xét duyệt hồ sơ tín dụng cấp vốn vay, các DNNVV cần chú trọng 4 điều kiện tín dụng: kinh nghiệp và nhân thân; ngành, lĩnh vực hoạt động; dòng tiền của DN; tài sản đảm bảo của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay.

“Tại ACB, nếu nhân viên tín dụng hoặc chi nhánh nào để nợ quá hạn lên 5% sẽ không được nhận các khoản tiền thưởng trong năm. Đồng thời, nợ quá hạn tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Từ đó, chi phí trong hoạt động đội lên, do đó việc đòi hỏi DN phải đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng cũng chính là áp lực giúp khách hàng trả được nợ vay và trả đúng hạn”, ông Toàn nói.

Theo đánh giá của ông Toàn, khả năng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ tiếp tục giảm thêm 1 - 1,5% trong 2 tháng tới và ổn định đến hết quý II hoặc quý III/2010. Vì thế, các DN có phương án sản xuất, kinh doanh và đáp ứng đủ điều kiện tín dụng nên mạnh dạn tiếp cận vốn vay. Trong đó, các DN có nguồn thu ngoại tệ thì nên vay bằng USD. Song để tránh rủi ro, DN phải theo dõi sát diễn biến thị trường để khi cần thiết có thể chuyển sang vay bằng VND, vì hiện các ngân hàng đã triển khai sản phẩm chuyển đổi này.



Hỗ trợ vay vốn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0906 245 945
Email: VayTheChapNganHang@gmail.com