Hiển thị các bài đăng có nhãn lãi suất ngân hàng giảm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lãi suất ngân hàng giảm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Dịch vụ vay vốn là gì ? .

[twitter name="name"]

Dịch vụ vay vốn là gì ? .

DichVuVayVon.Org  xin được trả lời với quý khách hàng câu hỏi trên.
logo web
Hiện nay trên thị trường tài chính của chúng ta. Do ngành tài chính phát triển quá nhanh chỉ tính 10 năm trở lại đây hệ thống ngân hàng lúc đầu chỉ có khoảng 5-10 ngân hàng. Nhu cầu về vốn lúc đó chưa có nhiều, đời sống kinh tế đang còn trong giai đoạn đầu của chuyển đổi. Nền kinh tế còn non trẻ nên chúng chưa có nhiều tiền thặng dư để gửi vào ngân hàng hoặc có thì cũng chỉ cất trong nhà.
Trong vòng 10 năm vừa qua hể thống ngân hàng phát triển 1 cách chóng mặt từ 5-10 ngân hàng ban đầu. Hiện tại cả nước có hơn 100 ngân hàng lớn nhỏ. Đi cùng với đó là đời sống kinh tể phát triển người dân có nhiều tiền hơn và họ cũng bắt đầu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng. Số lượng tiền gửi vào ngân hàng ngày càng nhiều.
Để có lợi nhuận trả lãi cho người gửi ngân hàng phải kiếm cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để kinh doanh, mua sắm, sửa nhà, ... để cho vay.
Dịch vụ vay vốn ra đời với mục đích
  • Kết nối nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp với ngân hàng giúp tăng tốc độ lưu thông dòng vốn hay còn gọi là dịch vụ Vay Vốn Ngân Hàng
  • Khi khoản vay của khách hàng đến hạn phải trả nhưng người vay không có tiền mặt trả lại cho ngân hàng thì Dịch Vụ Vay Vốn sẽ ứng tiền ra cho khách hàng mượn để trả cho ngân hàng trong thời gian đó khách hàng có thể tìm kiếm ngân hàng khác để vay vốn trả lại cho bên dịch vụ vay vốn. Như vậy gọi là Dịch Vụ Đáo Hạn Ngân Hàng.
  • Nếu các ngân hàng không cho người vay tiếp tục vay vốn nữa thì Dịch Vụ Vay Vốn sẽ tìm kiếm các nguồn vốn tư nhân cho người vay để họ có nguồn vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh, tiêu dụng, .... của mình. Cái này gọi là Dịch Vụ Vay Nóng Tư Nhân
Đó là 3 loại hình dịch vụ mà DichVuVayVon.Org cung cấp cho quý khách hàng có nhu cầu về vốn, tiền mặt.
Nếu bạn đang nhu cầu về nguồn vốn hoặc tiền mặt mà chưa tìm thấy nguồn vốn từ đâu thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi:
Công Ty Cổ Phần Đa Thức
Địa chỉ: 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM
Hotline:       Hot line            (Mr Vũ)

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Vay tiền ngân hàng bỏ của thế chấp chạy lấy người


Nhiều nhà đầu tư cho biết để thoát khỏi áp lực trả nợ vay ngân hàng, họ đã chấp nhận bỏ tài sản là bất động sản đang thế chấp ngân hàng.

vay the chap ngan hang
 Điều này lý giải việc nợ xấu, nợ khó đòi các ngân hàng ngày một chất cao như núi.

Trong giai đoạn thị trường bất động sản sốt nóng, nhiều nhà đầu tư bất động sản đã mang rất nhiều tài sản là bất động sản để thế chấp cho ngân hàng. Thời điểm đó, các ngân hàng đa phần đều thẩm định cho vay với hạn mức rất cao khoảng 70% giá trị tài sản.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm thị trường lao dốc, giá bất động sản sụt giảm mạnh ở mức 30-50% thậm chí nhiều dự án mức giảm chiếm 60% và không có thanh khoản. Nhiều nhà đầu tư không chịu nổi áp lực vay đã buộc phải bán tháo với mức giá rẻ để trả nợ ngân hàng. Thế nhưng, không phải ai cũng may nắm thoát được hàng. Nhiều người còn mắc lại tiếp tục gánh trên vai gánh nặng nợ nần.

Chị N. T.H (nhà đầu tư) cho biết, đầu năm 2012 chị thế chấp ngôi nhà mặt đường phố Quang Trung (Hà Đông) để vay vốn ngân hàng đầu tư bất động sản. Lúc đó, ngân hàng thẩm định căn nhà chị có trị giá khoảng 14 tỷ đồng và ngân hàng đã giải ngân cho chị khoản vay tương đương 70% giá trị ngôi nhà, lãi suất 18%/năm. Với số tiền vay ngân hàng gần 10 tỷ đồng, chị đầu tư mua đất dự án. Thế nhưng, hơn 1 năm nay, giá đất sụt giảm quá mạnh và không tìm được người mua mặc dù chị chấp nhận bán rẻ hơn so với thị trường rất nhiều. Hàng tháng, khoảng lãi vay ngân hàng cộng cả tiền gốc hàng tháng đến hẹn phải trả khiến cho hai vợ chồng chị phải mất ăn mất ngủ. Cực chẳng đã, chị H đành phải đánh tháo ngân hàng, chấp nhận bỏ luôn căn nhà đang thế chấp để thoát khỏi áp lực trả nợ.

Lý do chị H đưa ra quyết định này là bởi với khoản vay 10 tỷ đồng đó mỗi tháng vợ chồng chị trả vài trăm triệu đồng cả gốc lẫn lãi trong bối cảnh này xoay sở đâu ra được tiền. Thêm vào đó, giá trị căn nhà chị thế chấp cho ngân hàng hiện giờ đã giảm thấp hơn cả giá trị ngân hàng thẩm định. Vì vậy, giả dụ có lấy được căn nhà đó về cũng không thể bán bằng giá ngân hàng đưa ra trước đó. Do vậy, chị chấp nhận bỏ của chạy.

Theo chị H, có rất nhiều nhà đầu tư bất động sản đã lựa chọn cách làm như vậy để thoát khỏi áp lực trả nợ vay ngân hàng. “Với tình hình khó khăn như hiện nay, để bất động sản khởi sắc trở lại cũng phải 2 năm nữa, nếu cứ ôm mãi khoản nợ ngân hàng này chắc có lẽ tôi không thể chịu nổi. Chấp nhận tháo chạy cho nhẹ đầu” chị H nói.

Một chuyên gia ngân hàng cho biết, hiện tượng này xảy ra khá phổ biến tại rất nhiều ngân hàng thương mại. Trong trường hợp, người vay tiền chấp nhận mất tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ phải làm thủ tục phát mãi tài sản. Tuy nhiên, khi giá đất giảm quá mạnh, để thu được tiền về, liệu có mấy ngân hàng chấp nhận bán dưới giá thành.

Thực tế, từ giữa năm 2012, nhiều ngân hàng đã bắt đầu ồ ạt chào bán phát mãi tài sản là bất động sản với đủ mức giá khác nhau từ 3-4 tỷđồng cho đến 30-40 tỷ đồng. Tuy nhiên, để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu không phải là dễ dàng vì khó tìm được khách mua. Theo nhận định của giới đầu tư, sang năm 2013 làn sóng phát mại các bất động sản sẽ tiếp tục tăng mạnh trong đó chủ yếu là các ngân hàng do vậy mà giá nhà sẽ tiếp tục phải giảm thêm.


Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

MB-hợp nhất: LNST giảm 60% trong quý IV/2012, chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt


Tăng trưởng tín dụng của MB năm 2012 đạt 26,1%. Tỷ lệ nợ xấu là 1,85%, trong đó nợ nghi ngờ tăng gần gấp 4 lần so với cuối năm 2011.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – mã ck MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2012.
Theo đó, thu nhập lãi thuần quý IV/2012 đạt 1.777,8 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 33,5% lên 267,7 tỷ đồng.
Hoạt động ngoại hối quý IV năm 2012 lỗ hơn 31,2 tỷ, trong khi cùng kỳ năm trước đó lãi 82,3 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn lãi thuần hơn 343 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2011 lỗ 192,5 tỷ. Các hoạt động kinh doanh khác giúp ngân hàng có lãi thuần hơn 70 tỷ, so với mức lỗ gần 311,7 tỷ trong quý 4/2011.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.440,9 tỷ đồng, tăng 135,5% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, ngân hàng phải trích lập dự phòng quá nhiều, lên tới 1.076,3 tỷ đồng trong quý cuối năm 2012 (riêng dự phòng cho vay khách hàng chiếm 925 tỷ), khiến cho lợi nhuận sau trích lập giảm manh tới 57% xuống còn 364,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng quý 4/2012 giảm 60% so với cùng kỳ năm 2011, chỉ đạt 271,1 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm, MB phải trích lập dự phòng rủi ro hơn 2.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với mức trích lập năm 2011. Lợi nhuận trước thuế tuy nhiên vẫn tăng 16,5% và đạt 3.090 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế tăng gần 8,7% lên 2.311,1 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2012, MB có 42.823,1 tỷ đồng gửi và cho vay các TCTD khác, gửi tại NHNN 6.329 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 26,1% so với cuối năm 2011 lên 73.912 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng rủi ro).
MB-hợp nhất: LNST giảm 60% trong quý IV/2012, chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt (1)
Nợ xấu của MB tại thời điểm cuối 2012 so với cuối 2011 (ĐVT: tỷ đồng)

Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh thì nợ xấu của MB cũng có diễn biến tương tự. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2012 là 1,85%, so với 1,61% cuối năm 2011. Trong nhóm nợ xấu thì nợ dưới tiêu chuẩn giảm nhẹ, nợ có khả năng mất vốn tăng 23% còn nợ nghi ngờ tăng gần gấp 4 lần.
Cũng tại thời điểm cuối 2012, MB có 117.747,4 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng, tăng 31,5% so với cuối năm 2011. Các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 14,4% lên 30.512,1 tỷ đồng.