Hiển thị các bài đăng có nhãn doanh nghiệp tư nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn doanh nghiệp tư nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Ngân hàng tiếp tục nỗ lực giảm lãi suất cho vay

Cần biết – Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện tiếp cận vốn tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Nửa cuối năm 2011, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức rất cao, phổ biến khoảng 20 – 25%/năm. Lãi suất cho vay cao đã đẩy chi phí vay vốn tăng theo, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay đã trở về bằng mức lãi suất cho vay của giai đoạn 2005 – 2006. Nếu như vào thời điểm trước 15/7/2012, dư nợ cho vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm tới 65,8% thì nay chỉ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5,6% vì trong năm  2013, Thống đốc tiếp tục kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm lãi suất về dưới mức 13%/năm.

Nếu so sánh với thời điểm cuối năm 2011 thì mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm hơn một nửa, nghĩa là mức lãi suất hiện nay chỉ bằng chưa đến 50% của mức lãi suất cho vay vào cuối năm 2011.

1

Ngân hàng tiếp tục nỗ lực giảm lãi suất cho vay

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, đối với dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%/năm, theo các ngân hàng, chủ yếu là các khoản cho vay tiêu dùng, các mặt hàng có khấu hao lớn, vay tín chấp của một số công ty tài chính, các khoản cho vay trong lĩnh vực bất động sản có rủi ro cao; một số khoản vay trung, dài hạn của các doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, có nguy cơ phá sản nên các ngân hàng giữ lãi suất cho vay cao để tạo động lực cho khách hàng trả nợ gốc của các khoản vay, nếu khách hàng trả được nợ gốc, một số tổ chức tín dụng sẵn sàng giảm hoặc miễn lãi cho khách hàng.

Do đó, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nỗ lực kêu gọi các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất của các khoản cho vay mới và các khoản cho vay cũ để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm lãi suất phải thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Công Ty Cổ Phần Đa Thức

Địa chỉ: 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM

Hotline:       Hot line            (Mr Vũ)




Ngân hàng tiếp tục nỗ lực giảm lãi suất cho vay

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Bí quyết vay tiền ngân hàng

Bi quyet vay tien ngan hang

Nếu từng làm hồ sơ vay vốn, ắt bạn sẽ bất ngờ nếu biết ngân hàng chỉ cần mất vài phút xử lý báo cáo tài chính là đã biết có cho vay hay không. Dù quyết định cuối cùng rõ ràng phải có nhiều phân tích nhiều hơn, nhưng chủ yếu chỉ để hợp thức hóa “mấy phút” kia thôi. Ba câu hỏi họ quan tậm là: (1) Bạn có trả nợ được không?; (2) Bạn có trả nợ không; và (3) Nếu bạn không trả được nợ thì sao?
Sự thật là ngân hàng không “đọc” báo cáo tài chính, ít nhất là ban đầu. Thay vào đó, bộ phận tín dụng sẽ đưa toàn bộ dữ liệu vào một chương trình tính toán các chỉ số dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối tài sản. Và chính những tỷ số ấy mới là yếu tố quyết định.
Vì thế nếu muốn vay được tiền, bạn phải hiểu được các tỷ số trên, chúng có ý nghĩa gì và làm thế nào để chúng “nhìn đẹp một chút”.
Bạn có trả nợ được không?
Tỷ số ngân hàng quan tâm nhất là “tỷ số thanh toán tiền mặt” (cash coverage ratio). Tỷ số này tính bằng cách cộng lãi sau thuế với khấu hao (các chi phí phi tiền mặt) rồi chia cho số tiền bạn phải thanh toán hàng năm nếu hồ sơ vay vốn được duyệt.
Theo ông Brett Mansfield, Phó Chủ tịch cao cấp bộ phận khách hàng doanh nghiệp của Union bank, tỷ số này nên từ 1,5 trở lên. Tức là nếu phải thanh toán 20.000USD/năm, dòng tiền ròng ít nhất phải là 30.000USD.
Các nguồn tiền thứ cấp, như thu nhập của vợ/chồng hoặc thu nhập khác của bản thân, có thể được tính tới nếu tính tỷ số thanh toán tiền mặt cho thấy doanh nghiệp không thể tự minh trả nợ. Nếu bạn có các nguồn trên, nên cho ngân hàng biết.
Bạn có trả nợ không?
Trước kia bạn xử lý nợ nần thế nào là chỉ báo tốt cho việc sắp tới bạn xử lý ra làm sao. Điểm tín dụng của doanh nghiệp và chính bản thân bạn sẽ ảnh hưởng lớn tới câu hỏi này, nhưng “tỷ lệ nợ trên tài sản ròng” (debt to worth ration) cũng rất quan trọng. Nó cho ngân hàng biết bao nhiêu rủi ro là thuộc về bạn. Nếu tiền của bạn chủ yếu là đi vay, bạn sẽ bị coi là “có rủi ro cao”.
Tỷ số nợ trên tài sản ròng tính rất dễ, chỉ cần lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu là xong.
Union Bank và các ngân hàng khác sẽ muốn thấy tỷ số này không lớn hơn 3 tới 4 lần. Vì thế nếu vốn bạn có 50.000USD, bạn không nên nợ nhiều hơn 150.000 tới 200.000USD.
Ngoài ra, nên cho ngân hàng biết bạn có nợ của bạn bè hay người thân không. Nếu ông bác của bạn đồng ý để bạn trả nợ ngân hàng trước khi trả nợ ông, ngân hàng sẽ coi số tiền bạn nợ bác là vốn chứ không phải là nợ. Nhờ thế mà tỷ số nợ trên tài sàn ròng của bạn có thể cải thiện rất nhiều.
Nếu bạn không trả được nợ thì sao?
Trong trường hợp xấu nhất, ngân hàng muốn biết có tài sản hữu hình nào có thể thanh lý được để trả nợ hay không. Phần lớn các khoản vay có giá trị dưới 50.000USD đều được bảo đảm bằng tài sản hữu hình với giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay.
Ví dụ như tháng trước bạn mua một cái máy giá 75.000USD nhưng giờ ngân hàng chỉ cho bạn vay có 40.000USD thôi. Vì sao lại thế? Nguyên nhân là nếu phải bán, hiếm khi ngân hàng bán được giá gốc. Sau đây là tỷ lệ giữa số tiền bạn vay được với giá trị sổ sách của tài sản:
Khoản phải thu:20-85% Hàng tồn kho:10-80% Công cụ - Dụng cụ:10-80% Bất động sản (nhà ở hoặc cho thuê):50-90% Tiền mặt/ đầu tư:50-90%
Tài sản đảm bảo của bạn được định giá cao hay thấp là tùy vào chất lượng và tính thanh khoản của chúng. Với khoản phải thu, chất lượng khách hàng của bạn, xếp hạng tín dụng và lịch sử thanh toán của họ sẽ quyết định giá trị tài sản đảm bảo. Với hàng tồn kho lại phụ thuộc vào việc nó là gì, ở đâu, sản xuất được bao lâu rồi và liệu có ai muốn mua không. Tác giả bài viết từng làm việc cho một ngân hàng ăn trái đắng khi doanh nghiệp bất ngờ đóng cửa và tài sản bảo đảm hóa ra toàn hàng hết đát.
Bạn nên chứng minh tài sản đảm bảo của mình có tính thanh khoản cao. Ông Mansfield nói thêm các tỷ số này không “cứng”, tức là nếu tỷ số nợ trên thu nhập ròng có hơi kém một chút mà dòng tiền rất tốt thì cũng không sao.
Quyết định cho vay cuối cùng sẽ tính tới nhiều yếu tố, cả tài chính lẫn phi tài chính, nhưng với ngân hàng, các tỷ số trên là thứ đầu tiên họ quan tâm. Nếu chúng “ổn”, có khi ngân hàng chả buồn đọc thêm gì trong hồ sơ vay vốn của bạn.
Minh Tuấn

Hỗ trợ vay vốn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0906 245 945
Email: VayTheChapNganHang@gmail.com 


Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Doanh nghiệp tư nhân được vay vốn ODA


Chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước xây dựng cơ chế cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn vay ODA và các khoản vay kém ưu đã khác của các nhà tài trợ.

Trong thông báo hôm 18-4, Chính phủ yêu cầu các bộ nói trên xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) và các nguồn vốn vay kém ưu đãi khác. Theo đó, cơ chế mới sẽ cho phép doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn vốn nói trên nhằm thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn vốn.

Chính phủ còn yêu cầu các bộ nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa, đồng bộ các thủ tục liên quan đến ODA và các vốn kém ưu đãi khác cho phù hợp với yêu cầu mới và các quy định hiện hành.
Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Công ty cổ phần năng lượng Hòa Phát (một công ty con của Tập đoàn Hòa Phát) đã vay được nguồn vốn ưu đãi ODA qua cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Hợp đồng cho vay nguồn vốn rẻ, có tổng trị giá 319 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi 9,6%/năm và trong thời hạn 15 năm. Lý do mà JICA cho doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam được vay là công ty này sử dụng vốn vào dự án tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả ở dự án sản xuất than coke và nhiệt điện.

Hỗ trợ vay vốn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0906 245 945
Email: VayTheChapNganHang@gmail.com