Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Những ngân hàng trên hành trình sáp nhập

Hàng loạt ngân hàng đã công bố thông tin sáp nhập (M&A) và ủy quyền cho HĐQT việc quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác tạo nên một mùa Đại hội cổ đông sôi động và kịch tính nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam những năm gần đây.

1

Những ngân hàng trên hành trình sáp nhập 

Mở đầu cho hành trình sáp nhập ngân hàng năm nay là thương vụ giữa Sacombank và Southern Bank. Tại Đại hội cuối tháng 3, Sacombank đã vượt qua sự phản đối kịch liệt từ các cổ đông nhỏ lẻ về việc sáp nhập với Southern Bank, với tỷ lệ biểu quyết 97% tán thành.

Sau đó 3 tuần, tại đại hội của Southernbank, gần như 100% cổ đông của ngân hàng cũng đã đồng ý việc “góp gạo thổi cơm chung” với Sacombank.

Ngân hàng sau sáp nhập sẽ vượt qua MB để trở thành ngân hàng cổ phần lớn nhất và chỉ đứng sau 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Tổng tài sản của hai ngân hàng này đến cuối năm 2013 là 239 nghìn tỷ đồng.

Thương vụ thứ 2 đã được xác định với hai cái tên là Maritime Bank (MSB) và MeKong Bank (MDB). Trước đó, MSB đã nắm giữ hơn 10% vốn điều lệ của MDB và đã cử người vào thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng này.

Không chỉ thế, làn sóng sáp nhập ngân hàng năm nay “nóng” với sự góp mặt của những “ông lớn” trong nhóm ngân hàng quốc doanh là Vietcombank và Vietinbank.

Vietinbank trong Đại hội cổ đông không đề cập gì đến khả năng sáp nhập với các ngân hàng khác. Tuy nhiên theo tài liệu được công bố bởi PGBank, ngân hàng này sẽ trở thành một ngân hàng con thuộc Vietinbank. Thương vụ đang trong quá trình đàm phán; tuy nhiên sau đó GBank đã phủ nhận thông tin này. Tài liệu công bố trước đó cũng bị PGBank xóa bỏ hoàn toàn các thông tin liên quan đến Vietinbank.

Tổng tài sản của Vietinbank sẽ tiến sát với Agribank để trở thành ngân hàng có quy mô lớn thứ hai Việt Nam nếu thương vụ này thành công.

Ngược lại, Vietcombank lại hoàn toàn bí mật ngân hàng mục tiêu trong thương vụ M&A của mình. Chủ tịch Vietcombank khẳng định sáp nhập chắc chắn sẽ xảy ra nhưng hiện tại chưa thể nói được gì mà chỉ nêu ra khả năng và chuẩn bị cho khả năng đó.

2

VIB, một ngân hàng trong nhóm 2, cũng đã xin cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định đầu tư, mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác với giá trị lên đến 30% vốn chủ sở hữu của ngân hàng này. Tuy nhiên ngân hàng không tiết lộ thêm thông tin nào về kế hoạch M&A.

Viet Capital Bank cũng chuẩn bị cho phương án sáp nhập sau khi Hội đồng quản trị được ủy quyền lựa chọn và tiến hành thực hiện các nội dung công việc liên quan đến hợp nhất, sáp nhập. Tương tự như Vietcombank và VIB, đối tác mà ngân hàng này hướng tới hiện chưa được tiết lộ.

Hội đồng quản trị của ngân hàng Nam Á cũng đã được ủy quyền xem xét việc đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên lãnh đạo ngân hàng này khẳng định, M&A sẽ chưa diễn ra trong năm nay.

Một ngân hàng khác là VietABank cũng đã đề nghị cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị nghiên cứu, đàm phán và đề xuất phương án sáp nhập với tổ chức tín dụng khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của VietABank.

SeABank dù không đề cập đến vấn đề sáp nhập tại Đại hội cổ đông gần nhất nhưng mới đây lãnh đạo ngân hàng này tiết lộ trên các phương tiện truyền thông rằng nhiều khả năng SeABank sẽ tìm kiếm một ngân hàng nhỏ hơn để nhận sáp nhập trong thời gian tới.

Công Ty Cổ Phần Đa Thức

Địa chỉ: 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM

Hotline:       Hot line            (Mr Vũ)




Những ngân hàng trên hành trình sáp nhập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét